Vụ bê bối dán nhãn hàng Việt Nam và giả mạo chất lượng Hoàng_Khải

Năm 2017, sau khi một khách hàng phát hiện và tố giác khăn của công ty Khải Silk có hai nhãn mác, Hoàng Khải đã thừa nhận bán khăn lụa nhập từ Trung Quốc nhưng giả nhãn mác Việt Nam từ giữa những năm 1990 khi ngành sản xuất tơ lụa Việt Nam suy thoái.[7]

Bộ Công Thương Việt Nam đã chuyển hồ sơ vụ việc này sang Công an thành phố Hà Nội vào ngày 30 tháng 10 năm 2017. Sau đó tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ Việt Nam vào tháng 5 năm 2019, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, đã có kiểm tra liên ngành gồm nhiều bộ, ngành cơ quan, mở rộng ra trên phạm vi toàn quốc, trên toàn bộ hệ thống của Khải Silk. Kết quả là có rất nhiều sản phẩm vi phạm tương tự, tức là giả mạo xuất xứ và một số mẫu sản phẩm của công ty hoàn toàn không có thành phần silk (lụa), trái ngược so với thông tin công bố trên nhãn hàng hóa, là "100% silk".[8]

Từ ngày 14 tháng 12 năm 2017, Hoàng Khải không còn là người đại diện pháp luật của Khải Silk, mặc dù vẫn sở hữu 99% cổ phần công ty Khải Đức, vốn là một "doanh nghiệp hạt nhân chi phối lĩnh vực lụa và chuỗi nhà hàng cao cấp của hệ thống Tập đoàn Khải Silk."[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hoàng_Khải http://nguoitienphong.vnexpress.net/doanh-nhan-chi... http://bizlive.vn/nhan-vat/doanh-nhan-va-loi-re-cu... http://cafebiz.vn/nhan-vat/chan-dung-doanh-nhan-ho... http://cafef.vn/bo-cong-thuong-noi-ve-vu-khai-silk... http://cafef.vn/hai-toa-lau-dai-tajmasago-va-cham-... http://cafef.vn/ma-tran-hang-gia-thu-gi-cung-lam-d... http://cafef.vn/ong-hoang-khai-khong-con-lam-sep-c... http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-san-khong-l... https://news.zing.vn/tuong-dai-ban-tay-khoi-oc-vie...